- Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,...
- Nguyên nhân gây ra bện tiểu đường: Đường là chất dinh dưỡng cơ bản có trong thức ăn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể. Khi thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày và ruột thì đường trong thức ăn sẽ được hấp thu bởi ruột non và được vận chuyển vào trong máu đi nuôi cơ thể. Lượng đường trong máu tăng sẽ kích thích tuyến tụy hoạt động tiết insulin để đưa đường hấp thụ vào tế bào nuôi cơ thể và làm giảm lượng đường có trong máu về mức bình thường.
Như vậy, dấu hiệu của bệnh tiểu đường xuất phát là do các tế bào trong cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc do tuyến tụy không có khả năng sản xuất insulin để đưa glucose chuyển hóa từ thức ăn đi nuôi cơ thể, làm tăng lượng đường trong máu gây ra bệnh tiểu đường.
Mức đường trong máu cao ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra những tác hại mà đến vài năm sau khi mắc bệnh tiểu đường mới thấy xuất hiện, những tác hại này người ta vẫn gọi là biến chứng của tiểu đường, đây là giai đoạn mà bệnh tiểu đường đã ở thời kì nặng và rất khó chữa khỏi. Một số cơ quan bị ảnh hưởng nặng nhất bởi bệnh tiểu đường bao gồm:
- Trái tim: hầu hết những người bị bệnh tiểu đường khi bước vào giai đoạn 50 – 60 tuổi đều mắc thêm bệnh tim, điều này đặc biệt nguy hiểm vì như chúng ta đã biết tim là một cơ quan rất quan trọng, là một kho lương thực cho các cơ quan trong cơ thể, một khi tim không đáp ứng được những yêu cầu đặt ra sẽ làm chậm hoặc ngưng trệ hoạt động của các cơ quan khác. Mặt khác, bệnh tim lại bao gồm rất nhiều căn bệnh khác nhau như: động mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim,… Chính vì thế mà khi bệnh tiểu đường đi kèm với bệnh tim sẽ dễ gây nên tình trạng đột quỵ và phải cấp cứu ngay không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
- Dây thần kinh và mạch máu: khi lượng đường huyết tăng cao cơ thể không đào thải được hết ra ngoài sẽ tích tụ lại trong cơ thể và gây tắc các mạch máu. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ làm tổn thương các dây thần kinh hay đúng hơn là bệnh thần kinh nội biên.
Đau thần kinh là một biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao sẽ gây nên những tổn thương cho sợi thần kinh khắp cơ thể, thường xuyên đau sẽ gây thiệt hại cho dây thần kinh ở chân và bàn chân. Các triệu chứng có thể kể đến như đau và tê tay chân cho đến các vấn đề với đường tiết niệu, hệ thống tiêu hóa, tim và mạch máu. Ở những trường hợp người bệnh có các triệu chứng đều nhẹ, nên thường chủ quan vì vậy mà, bệnh tiểu đường đau thần kinh có thể bị đau, vô hiệu hóa và thậm chí gây tử vong.
- Thận: Biến chứng tiểu đường ở thận là khái niệm mô tả các vấn đề về thận gây ra bởi căn bệnh tiểu đường. Thận có vai trò lọc máu và loại bỏ các chất thải trong cơ thể ra bên ngoài theo đường nước tiểu. Ở những người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao nên khi đào thải ra cùng nước tiểu sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong các Nephron (đơn vị lọc máu với nhiệm vụ điều hòa, nước, muối, urê, photpho và các khoáng chất) và làm chúng bị mất dần khả năng lọc. Sau một thời gian, protein bị rò rỉ qua thận vào nước tiểu làm cho chức năng của thận bị suy giảm. Sau cùng dẫn đến thận bị mất chức năng hoàn toàn, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh đái tháo đường.
- Gan: Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết chuyển hóa carbon hydrat.
Bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân gây ra những bất thường ở gan.
Theo nghiên cứu, 25% - 75% nguyên nhân của bệnh viêm gan mãn không do rượu, béo phì và 90% nguyên nhân của viêm gan mãn không do rượu chính là hậu quả của tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có tác động làm gia tăng nguy cơ viêm gan nhiễm mỡ, nguy cơ phát triển thành xơ gan.Tiểu đường biến chứng gan (xơ gan ở những người bị tiểu đường) là một trong những nguy cơ gây tử vong cao nhất. Ở những bệnh nhân bị gan mãn tính, được điều trị bằng corticosteroids, interferon hoặc kháng virus đều có nguy cơ bệnh tiểu đường.
- Huyết áp: Tăng huyết áp và tiểu đường có mối liên hệ với nhau, tiểu đường có thể dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp và ngược lại tăng huyết áp góp phần làm tăng mức độ nặng của bệnh tiểu đường. Có thể gọi tăng huyết áp là biến chứng tiểu đường.
Biến chứng tiểu đường tăng huyết áp là một sát thủ thầm lặng vì nó xuất hiện mà không có triệu chứng. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, tắc mạch chi, bệnh lý thần kinh… Người bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 khi bị tăng huyết áp thì tình trạng bệnh đều xấu đi rõ rệt, tỷ lệ bệnh mạch vành và đột quỵ sẽ cao hơn (gấp 2-3 lần) so với người không bị tiểu đường.
- Mắt: Bệnh tiểu đường có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ở nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm mắt. Các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường có thể kể đến như: cườm nước (glaucoma), cườm khô (đục thủy tinh thể) và bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng tiểu đường về mắt thường gặp nhất.
Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng tiểu đường gây mù mắt phổ biến nhất, thường không có triệu chứng và chỉ phát hiện khi mà thị giác bị ảnh hưởng.
Theo thống kế của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, 90% người bệnh tiểu đường trên 10 năm sẽ phải đối mặt với biến chứng võng mạc và trong số đó 59% có thể bị mù lòa.
Nấu chín hoặc xào các loại rau xào có lượng carbohydrate thấp
Chúng ta có thể chọn xào, rang các loại có hàm lượng carbohydrate thấp như nấm, hành tây, cà tím, cà chua, bí xanh. Khi sử dụng dầu ăn để xào ta nên chọn loại dầu ăn thực vật và chỉ sử dụng ít thôi, xào với nhiệt độ không quá cao để dầu ăn không bị biến chất thay đổi cấu trúc gây thêm bệnh cho cơ thể
Các loại rau xanh giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn
Các loại rau xanh đậm màu, đậu xanh, ớt chứa ít calo và chất xơ, có thể ổn định đường huyết và giảm cân. Ngoài ra các loại rau củ này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại lão hóa và bệnh tật
Nếu bạn không thích ăn rau hãy thử điều chỉnh cách ăn bằng việc cho thêm một ít rau củ vào thức ăn, mỗi ngày tăng lên một ít sẽ giúp ta đỡ ngán và cải thiện được sức khỏe
Đồ uống có lượng calo thấp
Nước trắng là dĩ nhiên tốt để uống hằng ngày nhưng ta sẽ rất thèm các loại nước ép rau củ quả nếu chỉ uống đơn độc một loại nước trắng chán ngắt. Chúng ta có thể uống các loại nước ép không đường với hàm lượng vừa phải, các loại trà và thêm chanh vào ly nước ép cũng khiến nó ngon hơn, ngoài ra còn có tác dụng giảm cảm giác thèm ăn
Dùng các loại hạt có nhiều chất xơ
Hãy thử các loại đậu như đậu khô, đậu hà lan, đậu đen, đậu đỏ,…trong bữa ăn cùng cơm hoặc ăn riêng bạn đỡ ngán và khẩu vị cũng tốt hơn, chúng chứa chất xơ và protein, carbohydrate tốt, ngoài ra còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất và ổn định lượng đường trong máu nếu ăn nhiều đậu
Hạnh nhân là một loại chứa dinh dưỡng tuyệt vời giúp giảm lượng cholesterol xấu cho cơ thể. Chúng ta chỉ cần ăn khoảng 50gr hạt một ngày để cảm nhận hiệu quả tuyệt vời
Lựa chọn sữa dành cho người tiểu đường
Sữa là thực phẩm bổ sung cần thiết để cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng. Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân thường rất kiêng khem trong việc ăn uống. Do đó, người ta thường chọn cách uống sữa để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trên thị trường ngày nay xuất hiện rất nhiều loại sữa cho người tiểu đường. Chúng ta cần hết sức lưu ý khi lựa chọn sữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Việc lựa chọn sữa cho người tiểu đường cũng quan trọng không kém việc chọn lựa thức ăn hàng ngày. Người bị đái tháo đường rất có nguy cơ bị gãy xương, do bị thiếu hụt canxi, chính vì vậy, cần phải bổ xung canxi cần thiết cho cơ thể. Trong sữa có chứa hàm lượng canxi khá cao, dễ hấp thu, giúp cho xương được chắc khỏe, chống được loãng xương , duy trì tế bào xương. Khi chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau:
- Người tiểu đường nên ưu tiên chọn các dòng sữa có hàm lượng carbohydrat ở mức thấp (ví dụ dung tích 100ml có 3,1 gr carbohydrat) thì phù hợp với người tiểu đường.
- Sữa có thành phần inulin- đây là 1 loại đường đặc biệt (chất xơ hòa tan trong nước của polysacchride) có thể chuyển hóa tạo năng lượng thay thế đường gucose mà không cần đến vai trò của insulin.
- Chất béo cũng là một thông số quan trọng người bệnh cần chú ý khi chọn sữa. Những người tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường có kèm rối loạn lipid máu nên dùng những loại sữa ít béo (sữa gầy). Với những sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp, dưới 0,1% thì người bệnh tiểu đường có thể yên tâm sử dụng.
- Nếu bệnh nhân không thể uống được sữa dành cho người tiểu đường thì cũng có thể uống sữa tách béo hoặc các loại sữa không đường.
Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho người bị tiểu đường chỉ nên sử dụng khoảng 226g sữa không béo. Bởi các loại chất béo bão hòa sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc thêm bệnh tim nữa. Trong 1 ly sữa tách kem chỉ chứa 83 calo và 0,1 gr chất béo bão hòa rất an toàn cho bệnh nhân. Bởi vậy khi chọn sữa cho người bị tiểu đường bạn nên chọn sữa tách kem, tách béo nhé!
- Những người bị tiểu đường thường bị thiếu canxi nên có nguy cơ bị gãy xương khá cao. Vì vậy, họ cũng cần phải bổ sung lại lượng canxi thiếu hụt từ sữa.
- Lựa chọn sữa canxi cho người tiểu đường sẽ giúp cho xương khỏe mạnh, phòng chống bệnh loãng xương, mất tế bào xương.